Đồng phục Hoàng Loan

Điện thoại:  0366.777.172

Email: dongphuchoangloan@gmail.com

Địa chỉ (xem bản đồ)

Các công nghệ xử lý hoá học sau khi nhuộm

(4.32) - 70 đánh giá

Hồ mềm

Sau các công đoạn xử lý, các chất bôi trơn, các chất béo, sáp…có trên vải - sợi đã bị loại bỏ làm cho vải cứng, thô. Mục đích của hồ mềm là làm cho vải :

Giảm độ cứng, tăng độ mềm mại, mịn tay

Giảm nhầu, tăng khả năng phục hồi biến dạng

Đang tải ...

Tăng độ bền cơ lý của vải khi sử dụng : chống mài mòn, chống vi khuẩn, giảm độ ma sát khi cắt may…

Nguyên tắc: bôi trơn mặt ngoài xơ -sợi bằng các chất bôi trơn thích hợp nhằm giảm ma sát để các xơ -sợi chuyển động tương đối với nhau dễ dàng khi chịu biến dạng. Tuỳ theo loại xơ -sợi mà ta có các chất làm mềm và công nghệ thích hợp.

Hồ tăng cứng, hồ đầy đặn

Một số vải mỏng hay vải dệt kim do quá mềm nên tạo dáng không đẹp, khó may, biên vải dễ bị quăn, vì vậy ta cần hồ vải để tăng độ cứng và làm cho vải đầy đặn hơn. Phương pháp này dùng các chất như tinh bột và polymer để hồ vải.

Hồ tinh bột

Khuyết điểm :của loại hồ này là không có tác dụng chống nhàu, chống co, nó chỉ có tác dụng làm cho vải đầy đặn, láng mịn, sau một thời gian giặt sẽ mất hiệu quả.

Ưu điểm :  rẻ tiền, sau khi hồ và cán ép, màng hồ nằm trên vải trong suốt làm cho vải trở nên bóng hơn.

Hồ polymer

Sau khi hồ polymer(nhựa cao phân tử) vải sẽ có một số tính chất mới như

Nếu là vải dệt từ xơ bông thì sẽ ít trương nở, ổn định kích thước, ít bị nhàu cả ở trạng thái khô lẫn trạng thái ướt, giữ được nếp ủi, bền với ánh sáng và vi sinh vật hơn.

Với những loại vải dệt từ xơ nhân tạo sẽ tăng độ bền đứt ở trạng thái ướt và tăng độ bền với ma sát.

Với vải pha từ xơ xenlulo và xơ tổng hợp, cũng như vải tổng hợp sẽ ổn định kích thước, ít xô lệch sợi, có khả năng chống vón hạt và vải đầy đặn hơn, cứng hơn.

Hồ chống nhàu

Nguyên tắc: một số xơ -sợi thiên nhiên do trong phân tử có chứa nhiều nhóm ưa nước nhưng lại thiếu các liên kết ngang, khi chịu tác động cơ học sẽ bị biến dạng, tương tác với nhau ở vị trí mới và giữ lại nếp nhàu không cho phục hồi gây nên hiện tượng nhàu khô. Tương tự như vậy, khi ở trạng thái ướt, sẽ gây ra hiện tượng nhàu ướt và khi được sấy khô nó không trở lại trạng thái ban đầu, để lại trạng thái nhàu trên vải.

Xử lý chống thấm nước

Đối với những vải dùng cho hàng nội thất, vải để che hàng hoá khi vận chuyển, che mưa cho kho hàng, làm lều bạt và sử dụng cho các nhu cầu xây dựng, quốc phòng…thường được sử dụng một số hợp chất hoá học có tính ghét nước. Phương pháp đơn giản là tạo lên vải các muối kim loại nặng của các acid béo như nhôm oleat, nhôm stearat…Có 2 phương pháp xử lý chống thấm nước :

  • Xử lý chống thấm hay còn gọi là phương pháp tráng phủ
  • Xử lý kỵ nước hay còn gọi là phương pháp ngấm ép hoá chất chống thấm(dựa trên nguyên lý sức căng bề mặt của vải và nước).

Xử lý chống cháy

Nhiều loại vải rất dễ bắt lửa và cháy. Để tránh hoả hoạn ở nơi dùng nhiều vải trang trí như rạp hát, kho tàng, phòng triển lãm; các mặt hàng vải công nghiệp; vải quốc phòng…người ta có thể hồ cho vải một số hoá chất có khả năng chống cháy. Các công nghệ xử lý chống cháy :

Sử dụng muối amonium của phostphoric acid : (NH4)2SO4, NH4Cl, (NH4)2CO3…ở nhiệt độ cao các chất này có khả năng thoát khí dập lửa. Ví dụ :3(NH4)2SO4àNH3+N2+3H2O+3NH4HSO3

Sử dụng một số muối vô cơ :NaSiO3, MgCl2, Na2B4O7…có khả năng chảy ra ở nhiệt độ cao ngăn không cho lửa lan truyền.

Tạo các muối không tan trên vải :những muối này sẽ có khả năng dập lửa. Ví dụ :khi hồ vải bằng dung dịch của MgCl2 với Na2SiO3 thì trên vải sẻ tạo thành các muối không tan tương ứng mới là MgSiO3. Các muối này khó bắt lửa hoặc khi cháy nó thoát ra khí không cháy để dập tắt ngọn lửa, làm cho ngọn lửa không thể lan rộng được.

Ảnh minh họa

Xử lý chống tĩnh điện

Sử dụng chất bôi trơn

Thường dùng là các chất hoạt động bề mặt cation, các chất làm mềm. Các chất này khi nằm trên vải sẽ hướng các phần ưa nước ra ngoài làm tăng độ hút ẩm, tăng độ dẫn điện, làn giảm tĩnh điện. Như vậy, khi hồ mềm ta cũng đạt hiệu quả chống tĩnh điện.

Biến tính mặt ngoài xơ

Có các cách sau:

Sử dụng xơ -sợi biến tính bằng cách ghép vào chúng những phân tử ghét nước.

Xử lý sản phẩm dệt bằng cách tăng độ ẩm bao gồm xử lý xà phòng hoá( xơ -sợi acetate); xử lý giảm trọng(xơ -sợi polyeste).

Xử lý bằng nhựa hoá học

Tạo cho vải một màng cao phân tử ưa nước có tính dẫn điện cao, chất này được sản xuất ở dạng nhũ tương, đưa lên vải bằng phương pháp cán ép rồi được sấy và xử lý nhiệt với chất xúc tác. Màng nhựa mỏng tạo thành trên vải được gắn chặt với cấu trúc sợi làm giảm đi hiện tượng tĩnh điện.

📞
Đang tải ...
Đánh giá: